Ở các khu công nghiệp Việt Nam, cơ khí là một trong những lĩnh vực trọng điểm của các ngành công nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Doanh nghiệp trong lĩnh vực này luôn muốn được hỗ trợ để có điều kiện phát triển tốt nhất. Vây xây dựng xưởng cơ khí cần lưu ý những gì?
1. Xác định địa điểm xây dựng xưởng cơ khí
Cơ khí thuộc ngành công nghiêp nặng, vì thế trong quá trình sản xuất thường gây ra tiếng ồn. Trong các điều kiện mở xưởng cơ khí, vị trí xa khu dân cư là điều kiện quan trọng. Theo Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khu chung cư, cơ quan hành chính, khách sạn, nhà nghỉ) là:
- 70dBA (từ 6h - 21h)
- 55dBA (21h - 6h)
Nếu việc sản xuất cơ khí của DN bạn có tiếng ồn vượt quá quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Hãy xác định loại hình sản xuất cơ khí và lựa chọn vị trí xây dựng xưởng cơ khí phù hợp.
2. Cấu trúc tổng quát khi xây dựng xưởng cơ khí
Trong thực tế, mỗi nhà xưởng cơ khí có quy mô sản xuất, mặt hàng và tổ chức khác nhau. Về cơ bản, một nhà xưởng cơ khí có cấu trúc tổng quát bao gồm hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng, hệ thống năng lượng và hệ thống vận chuyển. Bên cạnh đó còn có hệ thống vệ sinh kỹ thuật, an toàn lao động, điều hành sản xuất và các bộ phận khác. Nắm được cấu trúc chung này, DN sẽ có bản thảo xây dựng xưởng cơ khí phù hợp.
Bản thảo xây dựng xưởng cơ khí cần kỹ lưỡng
3. Vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát khi xây dựng xưởng cơ khí
Khi đã có cấu trúc tổng quát, doanh nghiệp cần phải thiết kế sơ đồ cấu trúc chi tiết hơn. Việc vẽ ra một sơ đồ cấu trúc chi tiết biểu thị cụ thể từng hệ thống đã đặt ra, làm nền tảng cho quá trình thiết kế và thi công sau này. Nếu thấy có gì bất cập, doanh nghiệp có thể điều chỉnh ngay. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng xưởng cơ khí cho các bước sau này.
4. Thiết kế tổng mặt bằng khi xây dựng xưởng cơ khí
Để đảm bảo quy chuẩn của bản thiết kế xây dựng xưởng cơ khí, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết. Tài liệu này bao gồm tài liệu về địa điểm sản xuất, chương trình sản xuất. Thêm đó là về các dây chuyền sản xuất, thiết kế, nhu cầu lao động và văn hóa xã hội. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến nguyên tắc thiết kế một cách khoa học nhất. Bố trí các bộ phận và khoảng cách các khu xưởng phù hợp với quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến yêu cầu trước mắt và các dự kiến lâu dài.
Nhiều DN lựa chọn thuê xưởng xây sẵn thay vì tự xây dựng xưởng cơ khí
5. Quy hoạch mặt bằng khi xây dựng xưởng cơ khí
Nhiều DN lựa chọn thuê nhà xưởng tại Hà Nội, tuy nhiên DN cần tính toán kỹ giữa giá thành thuê và lợi nhuận của DN. Bên cạnh đó, quy hoạch mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất và các khu vực hoạt động khác. Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các quy trình ở trong và xung quanh nhà xưởng cơ khí, không gian cho sự vận hành và các công việc phụ trợ khác. Khi tiến hành, doanh nghiệp cần lưu ý đến nguyên tắc bố trí công nghệ. Việc bố trí máy phải theo mối quan hệ về công nghệ để đảm bảo dây chuyền sản xuất. Ngoài ra các máy phải được đặt ở những khoảng cách thích hợp để vận chuyển dễ dàng. Doanh nghiệp cũng cần áp dụng những kỹ thuật và quy định theo tiêu chuẩn để đạt kết quả tốt nhất trong quá trình xây dựng xưởng cơ khí.
6. Kết cấu của xây dựng xưởng cơ khí
Tùy thuộc vào mục đích, công năng sử dụng, doanh nghiệp cần lưu ý về kết cấu nhà xưởng cơ khí. Thông thường sẽ có nhà xưởng cho thuê một tầng và nhiều tầng. Nhà xưởng một tầng có thuận lợi trong việc bố trí thiết bị nâng. Trong khi đó nhà xưởng nhiều tầng thì tiết kiệm được diện tích và có thể kết hợp được các công năng khác như: văn phòng, phòng trưng bày,...
Giải pháp thuê xưởng sản xuất xây sẵn là giải pháp tốt về chi phí và tính lâu dài cho DN.