5 lưu ý khi xây dựng nhà xưởng
THIẾT KẾ & KIẾN TRÚCTƯ VẤN THIẾT KẾ
Việc xây nhà xưởng cần được tiến hành cẩn thận, chu đáo và nhà xưởng phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng, tiết kiệm chi phí xây dựng. Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng nhà xưởng mà bạn nên tham khảo:
1. Phần móng
Đối với tất cả công trình, phần móng là cốt yếu, giữ vai trò quan trọng. Khi xây dựng nhà xưởng cần lưu ý đảm bảo chất lượng công trình, tùy thuộc vào địa chất vị trí từng vùng mà có cách xử lý khác nhau.
Vị trí xây nhà xưởng là đất mềm, đất bùn, cần gia cố thêm móng bằng cách sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…
Nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì cứ tiến hành xây móng như bình thường.
2. Phần nền
Lưu ý đến độ dày của lớp bê tông phần nền. Đừng quên xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để giảm bám bẩn và phục vụ cho công việc vệ sinh nhà xưởng sau này.
3. Phần kết cấu
Đề xuất số lượng cột, kèo, dầm, xà gồ nhà xưởng như vậy là đủ chưa. Tránh trường hợp bố trí thép thiếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc thép dư gây lãng phí. Theo tiêu chuẩn trong thiết kế nhà xưởng thì cứ 1m là khoảng 20 – 32kg thép.
4. Các bước xây dựng
Bước 1: Lên thiết kế nhà xưởng
Lên phương án xây dựng theo đặc điểm địa lý, địa chất của vị trí bạn muốn xây.
Lên phương án về kết cấu, hệ thống và hạ tầng kỹ thuật…
Lên phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định của khu công nghiệp hay cụm công nghiệp.
Bước 2: Thiết kế hồ sơ kỹ thuật
Bản vẽ tổng mô tả công trình.
Bản vẽ sơ đồ công nghệ.
Phương án thiết kế kiến trúc.
Bản vẽ hạ tầng kỹ thuật.
Bước 3: Nội dung bản vẽ nhà xưởng
Bản vẽ thể hiện rõ: Chi tiết nguyên vật liệu, các thông số thông tin kỹ thuật, chi tiết cấu đối với nhà xưởng.
Xây dựng nhà xưởng (3)
Bản vẽ mô tả nhà xưởng
Xây dựng nhà xưởng (4)
Bản vẽ cấu trúc nhà xưởng thép tiền chế
Xây dựng nhà xưởng (2)
Bản vẽ mặt cắt trong xây dựng nhà xưởng
5. Màu sơn nhà xưởng
Không nên chọn màu phản quang gây ảnh hưởng thị lực nhân viên.
Sơn tường nhà xưởng nên dùng gam màu sáng kết hợp màu đậm cho nền nhà xưởng. Cách làm này giải quyết được vấn đề “đầu nặng chân nhẹ” đem lại một không gian làm việc thoải mái cho nhân viên.
Nếu không gian văn phòng nhà xưởng là màu xám, tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát. Thì chủ đầu tư có thể chọn màu xanh da trời hoặc xanh lá cây là thích hợp nhất.
Xây dựng nhà xưởng (1)
Mẫu nhà xưởng thông dụng
Như vậy, thiết kế, xây dụng và thi công nhà xưởng gồm các công việc sau: xây dựng móng nhà xưởng, ban nền, san lấp và lu lèn nền, dựng kèo cột thép nhà xưởng, lắp dựng khung kèo lợp mái, xây vách, đổ bê tông nền nhà xưởng, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, sơn nhà xưởng… Để có được nhà xưởng như mong muốn, bạn hãy lưu ý trong việc chọn đơn vị thi công uy tín để đảm bảo độ bền cũng như sự an toàn cho các anh chị em công nhân làm việc trong xưởng.